1.Tên
Trắc Dalbergia cochinchinensis Pierre thuộc họ đậu Fabaceae
2. Phân bố, thích nghi loại đất
Phân bố: Ở Việt Nam, trắc mọc rải rác ở Quảng Nam (Hiên, Giằng, Phước Sơn), Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam, nhiều nhất ở Kon Tum (Đắc Tô, Sa Thầy), Định Quán Đồng Nai.
Thích nghi loại đất: Đất xám phù sa cổ có thành phần sét pha cát. Đất Bazan nâu đỏ hoặc vàng đỏ ít bị thoái hoá, không có đá ong và tầng kết vón cứng chặt ở độ sâu <50cm.
Các loại đất Feralit khác có tầng đất dày ở địa thế ẩm mát.
3. Chế độ chăm sóc
Chăm sóc 4 năm liên tục.
Năm 1: Chăm sóc 2 lần trong năm công việc chính phát thực bì xạc cỏ vun đất vào gốc cây đường kính 0.8 – 1 mét; chăm sóc lần 1 cần trồng dặm cây chết để đảm bảo mật độ. Thời gian chăm sóc đầu mùa mưa và gần cuối mùa mưa.
Năm 2: Chăm sóc 2 lần trong năm công việc chính phát thực bì xạc cỏ vun đất vào gốc cây đường kính 0.8 – 1 mét, cắt tỉa bớt cành nhánh cho thân chính sinh trưởng tốt hình tạo dáng đứng cho cây.
Năm 3: Công việc thực hiện như năm thứ 2; phòng chống cháy mùa khô
Năm 4: Phát thực bì 2 lần trên năm, điều chỉnh cành nhánh tạo dáng cho cây; phòng chống cháy mùa khô.
4. Đặc điểm sinh trưởng
Loài Trắc sinh trưởng chậm; trong những năm đầu sinh trưởng nhanh. Để cho cây sinh trưởng tốt cần bón thêm phân Vi sinh phân NPK, hoặc DAP trong những năm đầu kết hợp với các lần chăm sóc trong các năm.
5. Giá trị cây (cây gỗ)
Gỗ trắc thân càng to thì giá thành càng lớn, tương tự với gỗ trắc tuổi càng cao thì giá trị cũng càng nhiều. Trên thị trường gỗ tự nhiên hiện nay, gỗ trắc có giá dao động từ khoảng 100.000 – 800.000/kg đối với gỗ trắc đen và gỗ trắc đỏ, gỗ trắc đỏ thường có giá cao hơn gỗ trắc đen từ 3 -4 lần/kg. 600.000 – 800.000 đồng/kg.