Trắc

Trắc

(Nguồn tài liêu:  Giáo trình Thực vật rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. Các tác giả, Lê Mộng Chân Thị Huyên ; Địa chỉ xuất bản, Nxb Nông nghiệp ; Năm xuất bản 2000).

Tên thường dùng: Trắc

Tên khoa học: Dalbergia cochinchinensis Pierre

Tên khoa học rút gọn thường dùng: Dalbergia cochinchinensis

Họ thực vật: họ đậu Fabaceae

Đặc điểm hình thái và sinh học

Trắc thuộc nhóm cây thân gỗ lớn chiều cao cây trưởng thành cao từ 20  – 25 mét; đường kính thân trung bình 0.6 m, có thể đạt đến 1 mét. Vỏ cây màu xám nâu hoặc vàng nâu thường nứt dọc và bong mảng. Lá kép lông chim một lần, lá chét ở tận cùng có chiều dài đến 6 cm và rộng từ 2 cm – 3 cm. Mỗi lá có từ 5 đến 9 lá chét có hình trái xoan.

Hoa màu trắng mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, đài hoa xẻ 5 răng. Nhị hoa có hai bó với số lượng 4 hoặc 5.

Quả hình thuôn dài và mảnh có đỉnh nhọn. Chiều dài quả từ 5 cm đến 6 cm, rộng từ 1 cm đến 1.2 cm. Mỗi quả chứa từ 1 – 2 hạt, quả chín từ tháng 9 đến tháng 12.

Đặc điểm sinh học: trắc sinh trưởng thuận lợi ở các khu vực nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24-250C. Khi cây còn non chịu bóng nhẹ, cây trưởng thành ưa sáng. Trắc mọc rải rác hoặc thành những đám nhỏ ở rừng rậm nhiệt đới thường xanh có độ cao từ 60 – 500 mét so với mặt nước biển; cây thường xanh ít rụng lá.

Phân bố: cây sinh trưởng và phát triển ở vùng Đông Nam Á trở thành  loài cây bản địa của Lào, Campuchia và Việt Nam

Giá trị: trắc là loài cây gỗ quý thớ gỗ mịn đẹp và rất bền không bị cong vênh biến dạng khi chế biến. Những sản phẩm được làm từ gỗ trắc có thể sử dụng trong thời gian dài đến cả trăm năm.

Tình trạng: do khái thác quá mức nên số lượng còn rất ít được xét vào nhóm thực vật rừng quý, hiếm. Hiện nay đang được gieo trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ.