Dầu rái

Dầu rái

(Nguồn tài liêu:  Giáo trình Thực vật rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. Các tác giả, Lê Mộng Chân Thị Huyên ; Địa chỉ xuất bản, Nxb Nông nghiệp ; Năm xuất bản 2000).

Tên thường dùng: Dầu rái

Tên khác: Dầu con rái

Tên khoa học: Dipterocarpus alatus Roxb

Tên khoa học rút gọn thường dùng: Dipterocarpus alatus

Họ thực vật: họ dầu Dipterocarpaceae

Đặc điểm sinh học và sinh thái

Sinh học: Dầu rái là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 30 – 40 mét, có thể đạt đến 45 mét. Nhựa dầu có ở trong thân gỗ và vỏ cây. Quả có 2 cánh lớn, hình thức sinh sản phát tán nhờ gió; hạt có dầu tỷ lệ nẩy mầm giảm nhanh theo thời gian, sau 21 ngày hạt không còn khả năng nẩy mầm. Gỗ màu nâu đỏ nhạt có chứa dầu, thớ gỗ thô bền dai không bị mối, mọt.

Sinh thái: Dầu rái ưa đất ẩm sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét nhẹ, độ pH từ 4,5-5,5. Dầu rái ưa sáng, tái sinh hạt tốt ở trong rừng có độ tàn che 0,3 – 0,5 và giảm dần ở độ tàn che 0,7- 0,8 do cây con thiếu ánh sáng; tái sinh chồi kém.

Phân bố: thường mọc quần tụ dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Năm 2011 phát hiện một quần thể cây dầu rái nguyên sinh và thuần chủng lớn nhất Việt Nam tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Giá trị: Dầu rái thân có nhựa dầu, cây có tỷ lệ gỗ thành khí lớn được dùng nhiều trong xây dựng; nhựa là nguyên liệu chế biến sơn, vecni.

Tình trạng: trong tự nhiên thuộc dạng hiếm về số lượng và vùng phân bố hẹp dần; hiện nay trồng ở nhiều nơi được ưa chuộng trồng làm cây môi trường thành phố.