(Nguồn tài liệu: Giáo trình Thực vật rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp. Các tác giả: Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên ; Địa chỉ xuất bản: Nxb Nông nghiệp ; Năm xuất bản 2000).
(Phạm Hoàng Hộ: Cây cỏ Việt Nam Quyển 1;2;3. Số đăng ký XB 206/84 do cục xuất bản cấp 19-3-1999; nộp lưu chiếu tháng 7/1999)
Nguồn tài liệu “Phạm Hoàng Hộ: Cây cỏ Việt Nam; Lát hoa Quyển 2 trang 387 số thứ tự loài 5514”
Tên thường dùng: Lát hoa
Tên khoa học: Chukrasia tabularis A.Juss
Tên khoa học rút gọn thường dùng: Chukrasia tabularis
Họ thực vật: họ xoan Meliaceae
Đặc điểm sinh học và sinh thái
Sinh học: mùa ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm; quả hình cầu, hạt có cánh phát tán hạt nhờ gió; quả chín từ tháng 10 đến tháng 12. Tái sinh hạt tốt, tái sinh bằng chồi thường kém.
Hình thái lát hoa thân gỗ lớn sống lâu năm, chiều cao từ 25-30 mét, đường kính từ 60 -130 cm. Lá kép hình lông chim một lần, khi non có màu đỏ nhạt, cuống dài 30 cm. Lá chét hình mác đầu nhọn. Hoa mọc đầu cành màu vàng nhạt, đài có lông hình trùy.
Sinh thái: mọc trong rừng nguyên sinh và thứ sinh ở độ cao 100 – 800 mét so với mặt nước biển.
Phân bố: ở các nước châu Á: Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Việt Nam phân bố ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Ninh bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Giá trị: vân gỗ bền đẹp được xếp vào nhóm 1 nên được chọn làm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp, làm nội thất trong nhà. Cây có tán lá rộng tạo bóng mát nên được ưa chuộng trồng cải tạo môi trường công viên đô thị.
Tình trạng: sách đỏ Việt Nam đã đưa lát hoa vào nhóm loài “Sẽ nguy cấp (VU)”. Hiện nay được trồng nhiều nơi: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.